Du học là gì? 4 lưu ý quan trọng trước khi du học
Bắt nhịp cùng những thay đổi nhanh chóng của thế giới, xu hướng du học đang ngày càng mở rộng và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các bạn sinh viên. Vậy du học là gì và làm sao để du học một cách thông minh và hiệu quả? KFO sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới.
Mục lục
Du học là gì?
Có rất nhiều định nghĩa giải thích cho câu hỏi du học là gì. Hiểu đơn giản, du học là hành động học tập tại một đất nước khác với đất nước bạn đang sinh sống. Trong quá trình du học, sinh viên thực hiện trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc về ngành nghề của mình. Bên cạnh đó, du học còn là cơ hội giúp các bạn thoát ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân, sẵn sàng đối mặt với các thử thách mới khi sinh sống và học tập tại một đất nước xa lạ.
Với tấm bằng được công nhận trên toàn thế giới, các du học sinh có nhiều cơ hội làm việc trong nước hoặc nước ngoài. Ngoài ra, các bạn còn có thêm lựa chọn định cư tại quốc gia du học nếu có thể chứng minh mục tiêu và thực lực của mình dài hạn với nhà tuyển dụng.
Các hình thức du học
Du học được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, du học toàn phần, du học bán phần và du học tại chỗ là ba hình thức du học phổ biến hiện nay.
Du học toàn phần
Du học toàn phần là hình thức học tập toàn bộ chương trình từ 3-6 năm hoàn toàn tại nước ngoài, tùy vào từng ngành học. Sinh viên sẽ có khoảng thời gian tự lập, làm quen và va chạm với văn hóa và con người ở vùng đất mới khá sớm. Từ đó, các bạn có nhiều thời gian hơn để thích nghi và khám phá đất nước mà bạn đã chọn.
Ngoài ra, khi lựa chọn du học toàn phần, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc mở rộng mối quan hệ học tập và nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, mức chi phí chi trả cho hình thức du học này cũng sẽ thường khá cao và có thể khiến nhiều bạn trẻ cân nhắc.
Du học bán phần
Khác với du học toàn phần, sinh viên lựa chọn hình thức du học bán phần sẽ có 1-2 năm học tập tại Việt Nam, sau đó mới chuyển tiếp tại các đại học nước ngoài. Ưu điểm của hình thức du học bán phần là tiết kiệm chi phí hơn mà sinh viên vẫn được học cùng chương trình đào tạo quốc tế với du học toàn phần. Đồng thời, các bạn có nhiều thời gian chuẩn bị hơn về mặt tâm lý, kiến thức và hồ sơ du học trước khi bay sang nước ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều chương trình du học bán phần dành cho sinh viên. Và chương trình Global Pathways là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều học sinh có mong muốn du học tại các đại học top thế giới.
Global Pathways là chương trình xét tuyển thẳng du học bậc Cử nhân dành cho học sinh giỏi được thiết kế bởi các Đại học top 1% thế giới. Sinh viên sẽ có 1 giai đoạn học tập tại Viện ISB, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH-ISB), sau đó chuyển tiếp, học tập và nhận bằng tại các Đại học hàng đầu thế giới.
Global Pathways mang lại cho bạn các lợi thế:
- Cung cấp đa dạng phương thức xét tuyển, quy trình nộp hồ sơ và các bước làm thủ tục du học đều được tinh giản đáng kể.
- 6 lộ trình du học để bạn lựa chọn lộ trình phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình.
- Trang bị cho sinh viên nền tảng để trở thành những công dân toàn cầu.
- Sinh viên có thể tiết kiệm từ 40-50% tổng chi phí học tập so với việc ra nước ngoài du học toàn phần.
Du học tại chỗ
Du học tại chỗ là hình thức trải nghiệm, học tập chương trình đào tạo quốc tế ngay tại Việt Nam. Bằng tốt nghiệp của sinh viên được cấp bởi các đại học liên kết quốc tế, có giá trị toàn cầu.
Mặc dù không được học tại nước ngoài, nhưng du học tại chỗ giúp sinh viên tiết kiệm chi phí hơn hai hình thức trên. Đồng thời, kiến thức giảng dạy trong quá trình học có sự kết hợp, giao thoa giữa tính quốc tế và tình hình kinh tế trong nước. Nhờ đó, các bạn có thể mang nhiều “luồng gió mới” đến các doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam.
Du học bằng hình thức săn học bổng
Đây là hình thức du học trong đó du học sinh được cá nhân, tổ chức hay Chính phủ hỗ trợ một phần hoặc toàn phần tài chính cho việc đi học. Các suất học bổng có thể từ Chính phủ hoặc một tổ chức ở Việt Nam hoặc từ quốc gia bạn chọn du học. Ngày càng nhiều các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho học sinh, sinh viên đi du học. Đây cũng là một trong số các lý do để số lượng du học sinh người Việt tăng đáng kể trong những năm gần đây.
>> Xem thêm: Cách săn học bổng du học toàn phần 2024
Các quốc gia du học chất lượng
Sau khi trả lời được câu hỏi du học là gì, sinh viên cần xác định quốc gia, trường và ngành học mà bạn muốn theo học. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia sở hữu nền giáo dục chất lượng cao như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada,… Mỗi quốc gia sẽ mang đến nhiều lợi thế và cơ hội du học riêng cho từng mục tiêu cá nhân.
Nếu gia đình dư dả tài chính, bạn có thể chọn du học Canada, Mỹ hoặc các nước Châu Âu. Chi phí du học tại các quốc gia này thường khá cao, từ 85,000 USD (khoảng 2 tỷ/năm).
Du học Úc, du học New Zealand và các quốc gia thuộc châu Á sẽ là lựa chọn ưu tiên với các bạn muốn tiết kiệm chi phí. Với chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới cùng nhiều đại học thuộc top trường 1% toàn cầu tại các bảng xếp hạng uy tín như Đại học Monash, Đại học Adelaide, Đại học Macquarie,….các nước trên sẽ thuộc “tầm ngắm” của nhiều bạn sinh viên muốn du học ở gần với tài chính tiết kiệm hơn.
Những khó khăn khi đi du học
Bên cạnh những lợi thế khi du học, các bạn cần phải đối mặt với kha khá khó khăn khi đặt chân đến đất nước mới.
Đổi múi giờ và thời tiết
Sự chênh lệch múi giờ và thời tiết sẽ là khó khăn đầu tiên khi các bạn vừa bước xuống sân bay tại nước ngoài. Nhiều bạn có thể mất khá nhiều thời gian điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình hay làm quen với thời tiết để phù hợp với nơi ở mới.
Vì thế, hãy tập thích nghi và tìm hiểu trước thời tiết và múi giờ trước khi du học. Như vậy, bạn có thể chuẩn bị cho mình trang phục phù hợp và tâm lý vững vàng trước khi bay đến.
Khác biệt trong văn hóa và giao tiếp
Mỗi đất nước sở hữu nền văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp khác nhau. Tại nước nhà, bạn có thể sở hữu điểm tiếng Anh cao với nhiều thành tích nổi bật. Tuy nhiên, khi du học, ngôn ngữ dường như là trở ngại với khá nhiều bạn.
Chị Evelyn Thảo Nguyễn – Thạc sĩ ngành Công tác xã hội, Đại sứ sinh viên tại Đại học Western Sydney cho biết khó khăn nhất khi hội nhập là ngôn ngữ. Việc bạn biết nói tiếng Anh và trò chuyện lưu loát với người bản xứ hay sử dụng thành thạo ngôn ngữ địa phương là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nhiều du học sinh khá rụt rè, nhút nhát, không dám hỏi lại khi không hiểu dẫn đến nhiều tình huống oái ăm. Nhiều bạn viết tốt nhưng lại rất ngại nói nên cũng khó mở rộng mối quan hệ bên ngoài.
Thêm vào đó, nền văn hóa khác biệt có thể đẩy bạn vào những trường hợp dở khóc dở cười. Ví dụ, các quốc gia Úc, Mỹ là nơi tập hợp của nền văn hóa đa sắc tộc. Vì thế, việc tránh đề cập đến các quan điểm tôn giáo, chính trị được xem là hành động đẹp và văn minh, thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh. Ngoài việc tìm hiểu các nền văn hóa trước đó, hãy học cách lắng nghe và quan sát, từ đó điều chỉnh ngôn từ của mình phù hợp hơn trong giao tiếp.
Nhớ nhà và cô đơn
Du học giúp bạn có khoảng thời gian sống tự lập hơn, không còn dựa dẫm vào gia đình. Tuy nhiên, nhiều bạn không thể tránh khỏi cảm giác nhớ nhà và cô đơn vào giai đoạn đầu mới sang.
Đừng để điều này khiến bạn quay lưng lại với thế giới. Tại một đất nước mới, có rất nhiều điều chờ bạn khám phá và học hỏi. Từ khi xác định du học là gì và ở đâu, hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết và tâm lý vững vàng cho hành trình sắp tới.
Nên chơi với bạn “Ta” hay “Tây”?
Một trong những khó khăn thường gặp với các bạn khi mới bước chân ra nước ngoài du học là chuyện kết bạn. Nhiều bạn trẻ lại thu mình vào các nhóm Việt Nam vì sự thoải mái và thuận tiện khi giao tiếp. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc “mở lòng” chơi với nhiều nhóm nhưng cần biết cách cân bằng.
Giao du với các bạn Tây có thể mở rộng các mối quan hệ, tăng vốn hiểu biết văn hóa. Đồng thời, bạn nên giữ kết nối với bạn bè Việt để giúp đỡ nhau vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh viên mà dường như chỉ có những người đồng hương mới thật sự thấu hiểu và trợ giúp hiệu quả.
Những điều quan trọng cần chuẩn bị cho du học là gì?
Để có trải nghiệm du học thuận lợi, du học sinh cần chuẩn bị về hồ sơ, khả năng tiếng Anh và tài chính cá nhân.
Bộ hồ sơ du học hoàn chỉnh
Khi đã xác định đất nước và trường mong muốn đến, bạn có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bộ hồ sơ xin du học cho riêng mình.
Mỗi quốc gia sẽ yêu cầu về hồ sơ và giấy tờ chứng minh khác nhau. Tất cả thông tin sẽ được cập nhật tại trang web chính thức của chính phủ từng nước. Một số giấy tờ quan trọng phải có trong hồ sơ của bạn gồm:
- Đơn xin visa du học
- Hộ chiếu còn hiệu lực
- Hình thẻ theo kích cỡ quy định
- Sơ yếu lý lịch cùng các giấy tờ cá nhân như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
- Giấy xác nhận nhập học từ trường
- Các giấy tờ chứng minh tài chính như sao kê tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm
- Văn bằng và bảng điểm bậc THPT
Trình độ tiếng Anh
Để việc du học trở nên thuận lợi hơn, bạn nên trau dồi khả năng tiếng Anh của mình. Nhìn chung, bạn nên chuẩn bị IELTS Academic từ 6.0 trở lên để việc du học dễ dàng hơn. Một số ngành học về tiếng Anh, văn học, giáo dục… sẽ yêu cầu điểm số cao hơn, từ 7.0 overall IELTS Academic.
>> Xem thêm: Du học Úc cần IELTS bao nhiêu? Yêu cầu IELTS của các Đại học Úc
Tài chính dư dả
Du học khá tốn kém về mặt học phí, nhà ở, chi phí sinh hoạt, đi lại, ăn uống,…Vì thế, chuẩn bị cho mình một khoản tài chính dư dả giúp việc du học của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài việc để dành một khoản tiết kiệm cho việc du học, bạn có thể săn học bổng từ chính phủ hoặc các trường đại học. Học bổng sẽ thường dao động từ 10-100%, tùy vào thành tích và khả năng lấy học bổng của bạn. Ngoài ra, lựa chọn mô hình du học phù hợp hoặc trả góp học tập sẽ giúp bạn tối ưu hóa khoản tiền của mình.
Nhìn chung, không quá khó để trả lời cho thắc mắc du học là gì. Không dừng lại ở việc giải đáp du học là gì, mỗi cá nhân cần có cho mình lộ trình rõ ràng, định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường để có khoảng thời gian du học ý nghĩa và thú vị. KFO hy vọng bạn sẽ có được những tips hay ho để chuẩn bị cho hành trình du học thành công của mình.
>> Xem thêm: Đi du học cần những gì? 6 kỹ năng “Must-have” khi đi du học