Làm thêm ở Úc, du học sinh cần “nằm lòng” điều gì? (Phần 1)
Làm thêm ở Úc – hình thức được rất nhiều du học sinh quan tâm nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm một công việc chất lượng chưa hẳn là điều ai cũng biết.
Không chỉ thu hút sinh viên quốc tế bởi nền kinh tế phát triển, thị trường lao động đa dạng, Úc còn là “mảnh đất việc làm” màu mỡ khi tạo nhiều cơ hội làm thêm với mức lương hậu hĩnh và những chính sách ưu tiên cho du học sinh quốc tế . Vì thế, để chuẩn bị cho hành trình săn job thành công, sinh viên đừng bỏ qua những “bí kíp” dưới đây:
Mục lục
Nằm lòng các loại hợp đồng lao động và minimum pay rates
Tương tự như khi tìm việc làm ở Việt Nam, du học sinh cũng cần nắm rõ các loại hợp đồng dành cho sinh viên tại Úc để lựa chọn việc làm phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
- Hợp đồng lao động bán thời gian (Part-time): đây là loại hợp đồng phổ biến nhất cho du học sinh, bạn sẽ được phép làm 48h/ 2 tuần với mức lương minimum trước thuế là 23.23AUD/h. Vì đây là dạng hợp đồng có xác định thời hạn làm việc nên du học sinh cần phải làm đều đặn và đúng theo số giờ đã thương lượng với chủ.
- Hợp đồng lao động thời vụ (Casual): hiểu đơn giản, đây là dạng hợp đồng làm việc theo giờ. Du học sinh làm việc tại Úc được linh động sắp xếp thời gian và có thể lựa chọn làm bất kỳ công việc nào. Những công việc theo hình thức này sẽ được đăng tuyển khá nhiều vào các mùa lễ với mức lương cao hơn 25% so với các hình thức khác. Tuy nhiên, vì tính chất công việc không ổn định nên hợp đồng sẽ không được gia hạn và người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi đầy đủ.
- Hợp đồng lao động toàn thời gian (Full-time): riêng loại hợp đồng này chỉ được áp dụng khi kỳ học đã kết thúc hoặc rơi vào university holiday. Du học sinh sẽ được làm việc tối thiểu 38 giờ/tuần, với mức lương tối thiểu là 23.23AUD/h và bắt buộc cam kết phải làm đều đặn theo mức thời gian đã thương lượng trong hợp đồng.
Du học sinh cần cân nhắc lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với khả năng và nhu cầu làm việc tại Úc của bản thân. Nếu bạn muốn làm để kiếm thêm thu nhập và trang trải chi phí sinh hoạt ở Úc thì hợp đồng Part-time và Full-time khá thích hợp, trong khi với những bạn muốn tăng thu nhập nhanh, sau đó tiết kiệm để phát triển các dự án cá nhân thì có thể chọn Casual.
Xin giấy phép làm việc
Trong khi vấn đề xin việc làm thêm tại Việt Nam khá thoải mái thì trái lại tại Úc, du học sinh phải trải qua khá nhiều thủ tục và giấy tờ. Đơn cử như việc phải xin giấy phép làm việc (Work and Holiday Visa) – đây là loại giấy phép có thời hạn trong 12 tháng, sinh viên sẽ được làm thêm tối đa 40 giờ/tuần trong thời gian học và 88 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.
Để xin giấy phép làm việc, du học sinh cần nộp hồ sơ trực tuyến hoặc đi đến Cơ quan Di trú Úc (Department of Home Affairs). Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp thị thực (Visa Application Form)
- Hộ chiếu (Passport)
- Chứng minh tài chính (Financial Evidence)
- Giấy chứng nhận sinh viên (Student Certificate)
- Giấy chứng nhận sức khỏe (Medical Certificate)
Lưu ý, để tiết kiệm thời gian trong khâu làm giấy tờ xin việc, sau khi nộp giấy phép làm việc, sinh viên cần chuẩn bị thêm 1 bộ hồ sơ xin việc bao gồm sơ yếu lý lịch (Resume) hoặc 1 bản CV thật đơn giản và đầy đủ thông tin. Nội dung trình bày trong hồ sơ sẽ tương tự như ở Việt Nam, bao gồm các đầu mục thông tin như: Họ&tên; Kinh nghiệm làm việc,…
Các doanh nghiệp tại Úc rất kỹ càng trong việc kiểm duyệt hồ sơ nên thông tin bạn liệt kê cần rõ ràng và chính xác, càng cụ thể càng tốt, hạn chế fake thông tin vì sẽ làm hồ sơ không được uy tín và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Nằm lòng những nơi tìm việc uy tín
Nổi tiếng với hình ảnh là một đất nước năng động, do đó sẽ không quá khó để sinh viên tìm cho mình 1 hoặc có thể là 2 công việc làm thêm Úc. Tuy nhiên, giữa hằng hà sa số nơi đăng tuyển, bạn cần phải thật tỉnh táo khi lựa chọn nơi uy tín để “gửi gắm” thời gian và công sức.
Dưới đây là tổng hợp các trang web và dịch vụ tìm việc làm tại Úc được đông đảo sinh viên và du học sinh đề xuất cho các newbie:
- Các trang web tuyển dụng: Seek, Gumtree, Indeed, CareerOne.
- Các trung tâm giới thiệu việc làm: Student Job Search, Career Services Australia, Hireup.
- Các hội nhóm du học sinh Việt tại Úc: phổ biến nhất là những fanpage, group trên facebook. Tùy theo từng bang, từng trường đều sẽ có những hội nhóm riêng biệt, tại đây sinh viên có thể xem được chi tiết những bài review, hoặc xin thông tin việc làm từ các anh chị đi trước.
Lưu ý cho sinh viên khi làm thêm ở Úc
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi làm thêm ở Úc, du học sinh cần lưu ý một số điều sau:
- Chú ý đến giờ làm việc: bạn chỉ được làm thêm tối đa 40 giờ/tuần trong thời gian học và 88 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.
- Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty trước khi nhận việc: du học sinh cần tìm hiểu kỹ về công việc, mức lương cơ bản ở Úc và chế độ đãi ngộ của công ty trước khi nhận việc để tránh bị lừa đảo hoặc bóc lột.
- Cẩn trọng khi ký hợp đồng lao động: bạn hãy luôn nhớ phải đọc thật kỹ hợp đồng lao động trước khi ký để đảm bảo quyền lợi của mình.
Một số kinh nghiệm xin làm thêm ở Úc cho du học sinh
Để hành trình tìm việc tại nơi đất khách quê người diễn ra mượt mà hơn, sinh viên có thể tham khảo một số tips nhỏ sau đây:
- Tận dụng các mối quan hệ: so với việc tự đi tìm việc thì có sẵn mối quan hệ sẽ giúp sinh viên tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức cũng như loại bỏ hầu hết các rủi ro khi đi làm. Sinh viên có thể nhờ thầy cô, bạn bè hoặc người thân giới thiệu cho mình những công việc phù hợp.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa: thường xuyên góp mặt vào các buổi hoạt động ngoại khóa, tình nguyện cũng là một cách tuyệt vời để du học sinh mở rộng kết nối và tìm kiếm cơ hội làm thêm. Bạn cũng đừng bỏ qua các sự kiện tuyển dụng được trường đại học phối hợp với các doanh nghiệp, đây cũng là 1 cơ hội rất tốt đấy.
Tổng kết
Làm thêm ở Úc là một trải nghiệm bổ ích và đáng nhớ đối với du học sinh. Bằng cách nắm vững các thông tin và quy định về làm thêm, du học sinh có thể tìm được công việc phù hợp và đảm bảo quyền lợi của mình. Trên đây là những bí quyết trước khi tìm việc đã được Global Pathways đúc kết, phần 2 sẽ đi sâu vào chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến nên bạn đừng bỏ qua nhé!