Marketing và Communication – Bạn hiểu gì về 2 ngành học đang “Hot” này?
Hiện nay, ngành Marketing và Communication trở thành hai ngành học ngày càng hot và cần thiết trong kinh doanh và xã hội. Tuy nhiên, mọi người thường không phân biệt được điểm khác biệt về 2 ngành học này và hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết bên dưới nhé.
Mục lục
Phạm vi
Marketing là một lĩnh vực nghiên cứu về cách thức đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Nó bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, quảng cáo, PR, bán hàng và chiến lược marketing. Mục đích của Marketing là tạo ra giá trị cho khách hàng và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đến với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
Các hoạt động Marketing sẽ bao gồm: Nghiên cứu thị trường, Phân tích khách hàng, Quảng cáo, PR (Public Relations), Bán hàng, Chiến lược Marketing,…
Trong khi đó, Communication là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp, công cụ và quy trình để truyền tải thông tin và tạo ra sự giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Nó liên quan đến việc xây dựng, truyền đạt và hiểu thông điệp qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh doanh, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác.
Một số hoạt động trong Communication bao gồm: Phân tích đối tượng nhận thông tin, Xác định mục tiêu, Lựa chọn kênh truyền thông, Soạn thảo thông điệp, Gửi thông điệp, Nhận và theo dõi phản hồi, Đánh giá hiệu quả của hoạt động,..
Tóm lại, Marketing là quá trình tối ưu, tìm hiểu và thỏa mãn yêu cầu mong muốn của khách hàng còn Communication là các hoạt động nhằm mục đích lan tỏa thông tin đến nhóm khách hàng đối tượng.
Mục tiêu
Mục tiêu chính của Marketing là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận và thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Marketing sẽ thường tập trung vào việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó.
Còn mục tiêu của Communication là truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng hình ảnh cho tổ chức. Ngành này tập trung vào việc xác định đối tượng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và công chúng, tạo nội dung và tương tác xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông.
Vậy mục tiêu chính của Marketing là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức quảng cáo, còn Communication sẽ hướng tới truyền tải thông điệp đến khách hàng sao cho hiệu quả nhất.
Phương tiện truyền thông
Marketing thường sử dụng quảng cáo truyền thống (bao gồm TV, báo chí, radio), quảng cáo trực tuyến (bao gồm quảng cáo trên mạng, email marketing), kênh bán hàng (như cửa hàng, trang web), và các hoạt động quan hệ công chúng.
Trong khi đó, Communication sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, trang web, mạng xã hội, email và các kênh truyền thông nội bộ để truyền tải thông điệp, tạo dựng hình ảnh và tương tác với khách hàng và công chúng.
Do vậy tùy thuộc vào lĩnh vực mà chúng ta sẽ lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp, từ đó tối ưu hóa quá trình quảng bá sản phẩm tới nhóm khách hàng tiềm năng hơn.
Hướng phát triển sự nghiệp
Ngành Marketing
Học Marketing sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bạn trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn là người nhanh nhạy, có tư duy về tính toán, thích kinh doanh và tìm hiểu về thị trường. Hãy mạnh dạn đăng ký về với đội của Marketing nhé!
Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể làm sau khi học Marketing:
- Chuyên viên Marketing: thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo và tiếp thị. Công việc này bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xây dựng chiến lược marketing và thực hiện các hoạt động quảng cáo.
- Quản lý thương hiệu: tạo ra và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực. Công việc này bao gồm phân tích thị trường, nghiên cứu đối thủ, xác định các giá trị và nhân tố độc đáo của thương hiệu và phát triển các chiến lược để xây dựng và quản lý thương hiệu.
- Chuyên viên Digital Marketing: làm việc trong lĩnh vực SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng cáo trực tuyến, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và phân tích dữ liệu để đo lường hiệu quả chiến dịch.
- Quản lý sản phẩm: đảm nhận việc phân tích thị trường, phát triển chiến lược sản phẩm, quảng cáo và phân phối.
- Chuyên viên Public Relations (PR): quản lý hình ảnh công ty và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, khách hàng và các bên liên quan khác. Công việc này bao gồm viết bài báo, tổ chức sự kiện, quản lý tương tác với công chúng và giải quyết các vấn đề truyền thông.
Ngành Communications
Ngược lại, học Communication sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn không giỏi tính toán lắm mà yêu viết lách và thích văn chương hơn, bạn thích sáng tạo và biết cách giao tiếp khéo léo, vậy bạn đã có những tố chất cần thiết của một người làm Truyền thông rồi đó.
Một số công việc mà bạn có thể làm sau khi học Communications:
- Chuyên viên Truyền thông: thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động Truyền thông như viết bài báo, phân tích đối tượng người nhận, quản lý các kênh truyền thông và xây dựng các chiến lược truyền thông.
- Chuyên viên Quảng cáo: tạo ra và triển khai các chiến dịch quảng cáo. Công việc này bao gồm phân tích thị trường, lên ý tưởng quảng cáo, viết kịch bản, quản lý sản xuất quảng cáo và đo lường hiệu quả.
- Chuyên viên Tương tác xã hội (Social Media): thực hiện công việc liên quan đến quản lý các kênh truyền thông xã hội như lập kế hoạch, triển khai và quản lý các chiến dịch truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội.
- Chuyên viên Giao tiếp trong tổ chức: đảm nhận việc xây dựng và duy trì một môi trường giao tiếp hiệu quả trong tổ chức. Công việc này bao gồm viết bài viết nội bộ, quản lý giao tiếp nội bộ, tổ chức sự kiện nội bộ và tạo ra các văn bản và tài liệu giao tiếp.
Tóm lại, dù bạn chọn ngành Marketing hay Communication thì 2 lĩnh vực này cũng thuộc Top các ngành học hấp dẫn tại Úc và có triển vọng nghề nghiệp rất lớn tại dây.
Du học ngành Truyền thông tại Đại học South Australia
Đại học South Australia (UniSA) là Đại học Doanh nghiệp của Úc trên phạm vi toàn cầu. Với tính chất nhanh nhẹn, sắc sảo, UniSA được biết đến với sự phù hợp, công bằng và xuất sắc. Trường cũng thực hiện các nghiên cứu lấy cảm hứng từ những thách thức và cơ hội toàn cầu, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội, đồng thời cung cấp thông tin bổ ích cho việc giảng dạy của trường.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp tại Đại học South Australia luôn cao hơn mức trung bình của quốc gia và chiếm tới 91% sinh viên có việc làm ngay trong vòng 4 tháng sau tốt nghiệp tại bang South Australia.
Ngoài ra, UniSA còn đào tạo xuất sắc lĩnh vực Communication and Media tại South Australia với vị trí top 1 tại South Australia về sự hài lòng của sinh viên trong đào tạo lĩnh vực Truyền thông.
Thành tích nổi bật của Đại học South Australia:
- #1 Đại học tại Úc về hợp tác với doanh nghiệp (THE Young University Rankings, 2021).
- #1 Đại học tại bang South Australia về sự hài lòng của sinh viên (QILT, 2020-2021).
- #29 Đại học trẻ (dưới 50 tuổi) xuất sắc nhất thế giới (QS Top 50 Under 50, 2021).
- #1 tại South Australia về sinh viên ngành Communication có việc làm sau tốt nghiệp (QILT, 2019-2021).
- 100% nghiên cứu của Đại học UniSA được xếp hạng ở cấp độ thế giới hoặc cao hơn.
Bên trên là những thông tin vô cùng bổ ích được chính Ông Adrian Gaunt – Điều phối viên: Phát triển kinh doanh quốc tế, UniSA Creative, Đại học South Australia đích thân chia sẻ trong buổi Hội thảo “ Chọn ngành và lộ trình học UniSA Global Pathways”. Có thể nói, UniSA là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn có niềm đam mê với lĩnh vực Communication, để tìm hiểu thêm về học phí, học bổng và lộ trình du học UniSA thành công, hãy đăng ký nhận tư vấn cùng Global Pathways nhé!