Du học New Zealand và 8 điều sinh viên không nên bỏ qua

01.03.2022 16 phút đọc

Theo Economist Intelligence Unit, New Zealand đứng thứ 3 thế giới về nền giáo dục hướng tới tương lai, trong tổng số 50 quốc gia và 50 nền kinh tế phát triển. Điều này cho thấy, “đất nước kiwi” đang rất chú trọng và đặt nhiều trọng tâm vào việc đào tạo tri thức hiện nay.

Song song đó, các mô hình du học New Zealand cũng được đẩy mạnh. Trong số đó, Global Pathways là mô hình du học xu hướng toàn cầu hiện nay. Sinh viên sẽ có một giai đoạn học tập tại Việt Nam nhằm trang bị nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng, sau đó chuyển tiếp học tập tại các Đại học hàng đầu trên thế giới.

Đây cũng là lợi thế dành cho các bạn học sinh, sinh viên nếu có ý định du học New Zealand trong tương lai.

Có nên du học New Zealand?

Sở hữu khí hậu ôn đới, cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, New Zealand là điểm đến du học quen thuộc với nhiều du học sinh hiện nay.

Top quốc gia đáng sống nhất thế giới

Xếp hạng 11 quốc gia đáng sống nhất thế giới (theo US News & World Report, 2020), New Zealand thu hút bạn bè quốc tế bởi sự thân thiện của con người, cảnh quan tuyệt đẹp và lối sống cởi mở nơi đây.

New Zealand thuộc top quốc gia đáng sống nhất thế giới
New Zealand thuộc top quốc gia đáng sống nhất thế giới

Bên cạnh đó, du học sinh học tập và sinh sống tại đây luôn nhận được sự tôn trọng và ủng hộ về văn hóa cũng như tôn giáo, thoải mái sáng tạo và thể hiện màu sắc riêng của mình.

100% đại học New Zealand nằm trong top 3% đại học xuất sắc nhất thế giới

New Zealand sở hữu 100% các trường đại học nằm trong top 3% Đại học xuất sắc thế giới như Đại học Waikato, Đại học Massey. Không chỉ thế, “đất nước kiwi” còn nắm giữ 22 ngành học thuộc Top 50 và 30 ngành học Top 100 Thế giới.

Tốt nghiệp tại New Zealand, sinh viên nhận bằng cấp được công nhận trên toàn cầu. Nền giáo dục tại đây không chỉ mang lại kiến thức cho sinh viên mà còn trang bị các kỹ năng làm việc một cách độc lập và hiệu quả. Sinh viên ra trường nắm vững kiến thức chuyên ngành và tích lũy nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng trước các yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra.

Điều kiệndu học sinh du học New Zealand?

Trước khi cất cánh khởi động hành trình du học New Zealand, nhiều du học sinh vẫn còn loay hoay trong việc chuẩn bị hành trang cho mình. Dưới đây là những điều du học sinh cần chuẩn bị trước khi đặt chân đến “xứ sở kiwi”.

Các giấy tờ quan trọng

Các giấy tờ cá nhân chắc chắn là thứ không thể thiếu trong balo du học New Zealand của các bạn. Các giấy tờ bắt buộc mang theo khi du học New Zealand bao gồm: hộ chiếu, Visa du học, giấy khai sinh, các giấy tờ liên quan đến sức khỏe và bệnh lý cá nhân, bản sao “Offer of Place letter” của trường mà sinh viên đang theo học.

Sinh viên cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng trước khi du học New Zealand
Sinh viên cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng trước khi du học New Zealand

Một số giấy tờ cần thiết khác sinh viên cần chuẩn bị như bằng lái xe quốc tế (nếu sinh viên có dự định sử dụng phương tiện cá nhân). Các giấy tờ này nên được sao chép thành 1 – 2 bản photo hoặc lưu vào điện thoại để phòng trường hợp đánh mất.

Tiền

Hải quan New Zealand cho phép người nhập cảnh mang tối đa 10.000 NZD (tương đương khoảng 6.400 USD). Thế nhưng, để đề phòng rủi ro, sinh viên du học New Zealand không nên mang bên mình quá nhiều tiền mặt. Trước đó, sinh viên có thể chủ động đăng ký và gửi tiền vào các loại thẻ thanh toán quốc tế như Master Card hoặc Visa Card.

Tâm lý vững vàng

Du học không hoàn toàn là “bức tranh màu hồng” mà mang đến cho sinh các cơ hội cũng như nhiều thách thức trong quá trình hội nhập. Khi đã quyết định khởi động hành trình du học New Zealand, sinh viên cần đặt ra cho mình các mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cụ thể. Thêm vào đó, mỗi cá nhân cần tìm hiểu kỹ các thông tin về trường, Visa, luật, văn hóa địa phương để không khỏi bỡ ngỡ trước khi học tập tại môi trường mới.

Những lưu ý về xin Visa du học New Zealand

New Zealand yêu cầu Visa đối với sinh viên có lộ trình học tập trên 3 tháng.

Một số loại Visa phổ biến hiện nay gồm:

  • Visa du học trả phí (đây là Visa phổ biến nhất dành cho du học sinh)
  • Visa du học trao đổi
  • Visa du học bán phần
  • Visa du lịch

Những điều kiện của từng loại Visa sẽ trả lời cho các câu dưới đây:

  • Thời gian được phép ở lại New Zealand là bao lâu
  • Sinh viên có bao nhiêu thời gian được phép làm việc trong quá trình học
  • Trường hợp sinh viên sống cùng cha mẹ hoặc người giám hộ
  • Sinh viên có thể học gì và ở đâu
  • Có thể đi du học tại đâu khi sở hữu Visa đó

Nếu Visa cho phép bạn làm việc tại New Zealand, bạn chỉ có thể làm việc với các điều kiện cụ thể và thời gian nhất định. Các quy định được đặt ra hướng đến việc giúp sinh viên tập trung vào mục đích học tập và trải nghiệm cuộc sống. Công việc làm thêm chỉ nên nhằm mục đích tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm, tìm hiểu văn hóa và kết bạn mới.

Các giấy tờ cần có khi xin visa du học New Zealand

Để xin visa du học New Zealand, sinh viên cần chuẩn bị trước các giấy tờ sau đây:

  • Một hộ chiếu hợp lệ có giá trị trong ít nhất ba tháng trong thời gian sinh viên ở lại New Zealand.
  • Thư chấp nhận nhập học từ tổ chức giáo dục New Zealand. Trong thư cần có thông tin về khóa học bao gồm thời gian của khóa (phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý chất lượng giáo dục New Zealand (NZQA)), tổng học phí, đơn vị tiền tệ của học phí.

Giải thích ý nghĩa các từ ngữ xuất hiện trong Visa

Ngày hết hạn Visa có nghĩa là ngày cuối cùng bạn có thể ở lại New Zealand.

Ngày hết hạn Du lịch có nghĩa là ngày cuối cùng bạn có thể nhập cảnh vào New Zealand bằng Visa này.

Số lần nhập cảnh cho biết bạn được phép nhập cảnh bao nhiêu lần. Ví dụ, bạn có thể nhập cảnh tại New Zealand bao nhiêu lần tùy thích trước ngày Visa du lịch hết hạn.

Chi phí du học New Zealand gồm những gì?

Mặc dù sở hữu chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới nhưng New Zealand lại có mức chi phí đào tạo “dễ thở” hơn so với nhiều quốc gia khác. Với một du học sinh, các khoản bạn cần chi trả cho một hành trình du học New Zealand sẽ bao gồm:

Phí xin Visa du học New Zealand:

Sinh viên cần chuẩn bị khoản phí xin Visa du học New Zealand, trung bình khoảng 350 – 400 NZD.

Bảo hiểm sức khỏe:

Bảo hiểm y tế dành cho du học sinh trong có giá khoảng 590 NZD/năm. Chi phí cho mỗi lần khám bệnh khi du học New Zealand (nếu đã có bảo hiểm y tế) chỉ nằm trong khoảng từ 25 đến 60 NZD. Tiền thuốc rơi vào khoảng 5 NZD.

Học phí học tập:

Khi du học New Zealand, tùy theo trường và chương trình học sẽ có các mức phí khác nhau.

Học phí cho bậc Cử nhân sẽ dao động từ 6.800 – 10.000 NZD/năm và 6.000 – 17.000 NZD đối với bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. Riêng với nhóm ngành Y tế – Sức khỏe, học phí sẽ ở mức cao hơn khá nhiều so với mức trung bình trên.

Chi phí nhà ở:

Sinh viên có nhiều lựa chọn với nhiều mức phí nhà ở khác nhau khi du học New Zealand.

  • Thuê nhà: 180 NZD/tuần
  • Ký túc xá: khoảng 200 NZD/tuần
  • Nhà trọ: 120 NZD/tuần
Sinh viên có nhiều lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí nhà ở
Sinh viên có nhiều lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí nhà ở

Chi phí sinh hoạt:

Mỗi vùng tại New Zealand sẽ một tiêu chuẩn và mức sống nhất định mà du học sinh cần lưu ý trước khi đặt chân đến. Trung bình sinh viên quốc tế du học New Zealand sẽ cần 18.000 – 25.000 NZD/năm cho các khoản sinh hoạt phí.

Các khoản phí cơ bản bao gồm:

  • Thực phẩm: dao động từ 230 – 320 NDZ/tháng
  • Tiền internet, điện thoại: 70 – 90 NZD/tháng
  • Điện, nước, ga: 100 NZD/tháng
  • Phí đi lại: du học sinh có thể tận dụng sử dụng các phương tiện công cộng để giảm chi phí khi di chuyển tại các thành phố lớn ở New Zealand.

Ngoài ra, các bạn du học sinh có thể cân nhắc lựa chọn hình thức du học bán phần – Global Pathways giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí học tập, nhưng vẫn có những trải nghiệm du học New Zealand tương tự như sinh viên bản địa.

Tổng kết, chi phí du học New Zealand sẽ rơi vào khoảng 27.000-31.500 NZD/năm.

Các mức học bổng du học New Zealand sinh viên cần biết

Mỗi năm, các trường đại học New Zealand đều dành ra những suất học bổng hấp dẫn dành riêng cho sinh viên quốc tế.

Như tại Đại học Waikato, mức học bổng sẽ dao động từ 5.000 – 10.000 NZD/năm tùy vào GPA mà các bạn đạt được theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Học bổng 5,000 NZD (1 lần) Áp dụng cho tất cả sinh viên.
  • Học bổng 10,000 NZD (1 lần) Áp dụng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Một điều lưu ý là các mức học phí, học bổng và điều kiện học bổng thường sẽ áp dụng cho trong một khoảng thời gian nhất định và có thể được điều chỉnh hằng năm theo chính sách của mỗi trường.

Chính sách về an toàn và sức khỏe tại New Zealand dành cho du học sinh

Trong thời gian du học New Zealand, sinh viên có thể bị ốm hoặc cần điều trị y tế. Dưới đây là thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho du học sinh viên đang học tập tại New Zealand.

Tìm bác sĩ

Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa là người đầu tiên sinh viên nên liên hệ nếu cảm thấy không khỏe khi du học New Zealand. Các bác sĩ đa khoa làm việc tại các trung tâm y tế, phòng khám khẩn cấp hoặc phòng khám ngoài giờ cùng các chuyên gia y tế khác.

Bên cạnh đó, hầu hết các trường đại học đều có trung tâm y tế nằm tại khuôn viên hoặc sẽ giới thiệu cơ sở y tế cho sinh viên khi cần. Hãy đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh viên và đăng ký trước thông tin để quá trình đặt các lịch hẹn sau diễn ra nhanh hơn.

Nếu trung tâm y tế thông thường đóng cửa sau 5 giờ chiều hoặc vào cuối tuần, sinh viên sẽ phải đến các phòng khám khẩn cấp hoặc phòng khám tư nhân nếu bị bệnh. Chi phí cho các dịch vụ này thường tốn nhiều chi phí hơn so với việc đến gặp bác sĩ thông thường.

Mẹo: Nếu bạn cảm thấy không khỏe nhưng không chắc mình có nên đến gặp bác sĩ hay không, bạn có thể nói chuyện với y tá tư vấn tại Healthline. Đây là dịch vụ miễn phí, hoạt động 24/7. Số hotline của dịch vụ này là 0800 611 116.

Bảo hiểm y tế

Tất cả du học sinh phải có bảo hiểm y tế khi du học New Zealand. Nếu sinh viên điều trị bởi đội ngũ y tế tại trung tâm trong khuôn viên trường, hãy cung cấp thông tin bảo hiểm của bạn để được chi trả phí khám bệnh.

Du học sinh cần có bảo hiểm y tế khi du học New Zealand

Nếu sinh viên điều trị tại trung tâm y tế ngoài khuôn viên trường, bạn sẽ cần phải trả chi phí cho mỗi lần gặp bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn. Trong một số trường hợp, bạn có thể yêu cầu bảo hiểm trả chi phí cho những lần khám này. Hãy nhớ giữ lại biên lai. Trung bình chi phí sẽ dao động từ 80 – 120 NZD một lần khám.

Sinh viên nên đọc kỹ các chính sách bảo hiểm y tế để cập nhật chính xác các chính sách mới nhất. Và đừng quên mang theo bản sao bảo hiểm y tế và hồ sơ y tế của bạn từ Việt Nam để có thể đưa cho bác sĩ phụ trách tại New Zealand.

Về ACC

Nếu bị thương do tai nạn khi đang du học New Zealand, ACC sẽ thanh toán một số chi phí điều trị y tế của bạn hoặc hỗ trợ bạn theo những cách khác.

Ủy ban Bồi thường Tai nạn của New Zealand (ACC) là chương trình bảo hiểm cho tất cả người dân sinh sống tại New Zealand. ACC bảo hiểm cho các thương tật về thể chất, điều trị, do công việc gây ra, thương tích nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài và tàn tật, một số tổn thương về tinh thần, chấn thương do bạo lực tình dục.

Khi bị thương, sinh viên sẽ cần các dịch vụ y tế (bác sĩ, nha sĩ, vật lý trị liệu, trung tâm sức khỏe sinh viên, trung tâm y tế cộng đồng hoặc phòng cấp cứu). Các dịch vụ y tế sẽ cho biết liệu ACC có khả năng chi trả cho thương tích của bạn hay không. ACC có thể đóng góp một phần chi phí cho cuộc hẹn với các dịch vụ y tế của sinh viên.

Một số thông tin du học New Zealand mà sinh viên cần lưu ý

New Zealand nằm trong số quốc gia có chính sách đãi ngộ bậc nhất thế giới dành cho sinh viên. Sinh viên được phép làm thêm đến 20 giờ/tuần. 14 – 15 NZD/giờ là mức lương trung bình du học sinh nhận được từ công việc làm thêm tại New Zealand.

Đây vừa là cơ hội giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh vừa là môi trường tích lũy kinh nghiệm làm việc cho mình. Tuy nhiên, du học sinh cần lưu ý các quy định về làm thêm để điều chỉnh thời gian biểu học tập phù hợp. Cụ thể như sau:

Vừa làm vừa học

Hầu hết sinh viên có Visa du học New Zealand có thể làm việc bán thời gian song song với quá trình học. Một số sinh viên có thể làm việc toàn thời gian trong kỳ nghỉ hoặc kỳ nghỉ theo lịch trình, chẳng hạn như kỳ nghỉ hè. Thạc sĩ nghiên cứu và nghiên cứu sinh không bị giới hạn về số giờ làm thêm.

Sinh viên được phép làm thêm đến 20 giờ/tuần khi du học New Zealand
Sinh viên được phép làm thêm đến 20 giờ/tuần khi du học New Zealand

Việc sinh viên có được phép làm việc trong quá trình học hay không phụ thuộc vào chương trình học mà sinh viên đang thực hiện. Để kiểm tra chương trình học nào cho phép làm việc, sinh viên có thể tra cứu thông tin chi tiết tại website của Bộ Di trú New Zealand.

Một điều lưu ý nữa là bạn chỉ được phép làm việc ở vị trí nhân viên trong giai đoạn vừa làm vừa học. Điều này có nghĩa là bạn không được phép tự kinh doanh hoặc làm việc dưới vai trò điều hành doanh nghiệp. Và khi làm việc ở New Zealand, sinh viên cũng cần đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Các điều kiện về Visa khi làm thêm

Các nhà tuyển dụng có quyền yêu cầu xem eVisa hoặc thư từ Bộ Di trú New Zealand hoặc cả hai trước khi cung cấp cho bạn một công việc. Sinh viên cần phải tuân theo các quy định làm việc có trong Visa. Nếu bạn vi phạm những điều kiện này, du học sinh có thể bị đuổi về nước.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn những điều sau đây khi quyết định ứng tuyển vào một công việc nào đó:

  • Số hộ chiếu của bạn.
  • Số khách hàng của Bộ phận Nhập cư New Zealand (phải có trong bất kỳ email sinh viên nhận được từ Bộ phận Nhập cư New Zealand).
  • Số đơn hoặc số Visa của bạn (số này phải có trên eVisa).

Cơ hội việc làm cao sau tốt nghiệp tại New Zealand

New Zealand thuộc Top 7 thế giới về sự sẵn sàng cho nghề nghiệp của sinh viên ra trường, trên cả một số trường danh tiếng của Mỹ và Anh (theo OECD’s Programme for the International Assessment of Adult Competencies). Có thể nói, “xứ sở kiwi” là một nơi tuyệt vời để làm việc và bắt đầu xây dựng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.

New Zealand là một nơi tuyệt vời để làm việc sau khi tốt nghiệp
New Zealand là một nơi tuyệt vời để làm việc sau khi tốt nghiệp

Hầu hết các du học sinh viên học tập tại New Zealand đều đủ điều kiện để được cấp Visa làm việc sau khi hoàn thành chương trình học và ra trường. Không những thế, sinh viên được phép ở lại tìm kiếm và tiếp nhận việc làm tại New Zealand với thời gian lên đến 3 năm.

Ngoài ra, các đại học liên kết hàng đầu của chương trình Global Pathways tại New Zealand đều sở hữu mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và sinh viên. Như tại Đại học Waikato, có hơn 2000 vị trí thực tập và việc làm cho sinh viên mỗi năm. Vì thế, để có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt, sinh viên cần chủ động tìm kiếm, mở rộng các mối quan hệ để không bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp phù hợp.

Cùng chủ đề