Du học toàn phần: 3 điều lưu ý khi lựa chọn

01.04.2022 5 phút đọc

Du học toàn phần là mô hình học tập tại các Đại học nước ngoài trong khoảng thời gian 3 – 4 năm. Bên cạnh những lợi thế về việc trải nghiệm đất nước, văn hóa và con người mới từ năm nhất, có 3 điều sinh viên cần lưu ý trước khi quyết định lựa chọn du học toàn phần Úc.

Chi phí du học toàn phần

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu nếu học sinh lựa chọn du học sau khi đã hoàn thành xong chương trình bậc THPT. Thời gian du học toàn phần thường kéo dài từ 3 – 4 năm cho bậc cử nhân. Nếu sinh viên quyết định ở lại và học lên thạc sĩ, thời gian du học toàn phần có thể kéo dài đến 5 năm.

Chi phí cho 3 – 4 năm du học toàn phần tại Úc dao động từ 42,000 AUD/năm trở lên. Mức chi phí này khá cao với nhiều gia đình Việt Nam. Áp lực tài chính có thể khiến trải nghiệm du học của sinh viên trở nên khó khăn và căng thẳng hơn. Ngoài ra, các bạn có thể bị gián đoạn việc học nếu tài chính gặp khó khăn trong quá trình du học.

Chi phí du học toàn phần Úc thường khá cao với nhiều gia đình Việt Nam.
Chi phí du học toàn phần Úc thường khá cao với nhiều gia đình Việt Nam.

Hiện nay, để tối ưu chi phí và thời gian học tập, hiện nay nhiều sinh viên lựa chọn chương trình du học bán phần Global Pathways thay cho du học toàn phần. Với Global Pathways, du học sinh tiết kiệm được một khoản tiền lớn nhưng vẫn có trải nghiệm không thua kém gì sinh viên bản ngữ.

Ngoài ra, với sự linh hoạt về mô hình du học, sinh viên du học bán phần Global Pathways có thể linh hoạt chuyển từ mô hình 1+2 thành mô hình 1.5+1.5 nếu chưa thấy tự tin chuyển tiếp hoặc chuyển thành mô hình 2+1, tối ưu 60% chi phí du học.

Nền tảng kiến thức và kỹ năng khi du học

Việc chuyển sang môi trường mới đột ngột khi chọn du học toàn phần gây hoang mang cho nhiều bạn du học sinh. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các bạn không có đủ thời gian chuẩn bị nền tảng kiến thức và kỹ năng cho mình.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận kiến thức và phương pháp học ở bậc đại học khác khá nhiều so với bậc THPT. Ở cấp ba, học sinh thường thụ động, chỉ tập trung vào điểm của bài thi giữa kỳ và cuối kỳ. Đến khi du học toàn phần, các bạn thường thiếu các kỹ năng mang tính chủ động như kỹ năng tự học, làm việc nhóm, tư duy phản biện,… Từ đó, nhiều bạn bị mất cân bằng, thiếu tự tin, co cụm và không thể hội nhập.

Chia sẻ về kinh nghiệm thích nghi với cuộc sống du học năng động, chị Trần Phương Quyên (Leena), cựu sinh viên Đại học Wollongong nhận định: “Sinh viên cần rèn luyện tính chủ động và tự lập. Ở Wollongong mình không chỉ chủ động trong việc học mà còn nhiều khía cạnh khác. Ngay trong việc tạo network và tìm kiếm bạn bè cũng cần sự chủ động”.

Chị Trần Phương Quyên (Leena), cựu sinh viên Đại học Wollongong
Chị Trần Phương Quyên (Leena), cựu sinh viên Đại học Wollongong

Sốc văn hóa khi du học toàn phần

Học tập và sinh sống tại đất nước đa văn hóa, đa chủng tộc như Úc là cơ hội mà bất cứ bạn sinh viên nào cũng mong muốn có được trong hành trình du học toàn phần của mình. Tuy nhiên, nhiều bạn thường không tránh khỏi việc “sốc văn hóa” khi khám phá một đất nước mới.

Chị Evelyn Thảo Nguyễn, Đại sứ sinh viên Đại học Western Sydney, Úc chia sẻ câu chuyện “sốc văn hóa” khi du học Úc: “Chị sử dụng tiếng Anh giao tiếp rất nhiều, nhưng sang Úc lại là một kiểu tiếng Anh hoàn toàn khác. Họ có những từ lóng, cách diễn đạt khác nhau. Đôi khi mình nghe cũng không hiểu hết 100% họ nói gì. Mình cũng ngại ngại không dám hỏi lại.”

Sự khác biệt văn hóa có thể gây ra những mâu thuẫn, xung đột với những người bạn đến từ các đất nước khác nhau. Từ đó, sinh viên dễ hình thành định kiến, hoặc cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, mất phương hướng và cô đơn.

Sinh viên dễ bị rơi vào trạng thái “sốc văn hóa” khi du học
Sinh viên dễ bị rơi vào trạng thái “sốc văn hóa” khi du học

Chị Trang Nguyễn, Quản lý Tuyển sinh khu vực Đông Dương, Đại học Western Sydney, Úc chia sẻ về cách giúp sinh viên xóa bỏ khoảng cách văn hóa khi du học toàn phần:

“Dù đi học hay đi làm, chỉ cần bạn chứng minh được năng lực chuyên môn của mình, năng động, ý kiến được thầy cô đánh giá tốt, đặt những câu hỏi mà các bạn khác ngại không dám hỏi. Những lần như vậy mình sẽ gây ấn tượng tốt cho các bạn cùng lớp, thu hút các bạn tới chủ động trao đổi với mình. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy bơ vơ, các bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ trường,”

Cùng chủ đề